.single .entry p, .single .entry ul li, .single .entry ol li { line-height: 32px !important; }

Kể về cuộc hôn nhân Vua Po Rome và công nữ Ngọc Khoa

Trước khi tìm hiểu về cuộc hôn nhân vua Po Rome và công nữ Ngọc Khoa. Hãy cùng nhau sơ lược đôi chút về vị vua này: Po Rome được biết đến là vị vua tài giỏi, trị vì Champa-Panduranga trong thế kỷ XVII (1627 – 1657). Ông cũng là vị vua độc lập cuối cùng của Champa trước khi vua Minh Mạng xuống lệnh xác nhập Champa vào Đại Việt năm 1832. Một trong những công trình gắn liền với tên tuổi ông hiện nay chính là đền tháp Po Rome ở Ninh Thuận.

Theo đó, sử sách ghi chép vua Po Rome tên thật là Ja Ka Thaut, sinh ở làng Tường Loan (Palei Pa – Aut), nay là xóm đạo Thiên Chúa Hòa Thuận của huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Ja Ka Thaut còn được nhiều người biết đến với biệt danh là Chei – sit, ý chỉ người thông minh, tài giỏi.

Công chúa Ngọc Khoa
Tháp Po Rome tại làng Hậu Sanh, xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước – Ảnh minh họa: Jamen Ivan

Tương truyền, Ja Ka Thaut xuất thân từ một gia đình nông dân thấp kém, cha và mẹ đều là người gốc Chu Ru chứ không phải là hoàng gia Champa. 

Ngay khi còn nhỏ, Ja Ka Thaut đã tỏ ra là một người dũng mãnh, nhanh nhẹn, ham mê võ nghệ, và tài thao lược dụng bình trong những trận đánh của đám trẻ mục đồng. Càng lớn, Ja Ka Thaut càng cho thấy mình là người có thể thu phục lòng người, dựng nghiệp lớn.

Trước khi lên ngôi trị vị Champa vùng Panduranga, vua Chăm lúc này là Po Mưh Taha – Người sùng đạo hồi giáo Islam. Cũng trong thời kỳ này, Hồi giáo Islam (hồi giáo chính thống) rất phát triển ở Champa.

Vua Po Mưh Taha có cô con gái rất xinh đẹp là công chúa Po Bia Thơn Chơn (sau này chánh thật, hoàng hậu Po Bia Thơn Chơn, vợ của vua Po Rome). Trong một lần cùng cha ra thành vi hành, cơ duyên đã để Ja Ka Thaut gặp Po bia Thơn Chơn. Với tướng mạo khôi ngô, tuấn tú, Ja Ka Thaut đã nhanh chóng lọt vào mắt xanh của nàng công chúa sinh đẹp. 

Bằng tài năng hơn người của mình, tiếng tăm của Ja Ka Thaut đã được dân chúng đồn thổi khắp vùng. Và khi biết công chúa Po bia Thơn Chơn đem lòng nhớ nhung Ja Ka Thaut. Vua Po Mưh Taha đã thử tài năng của chàng trai danh tiếng này. Như những gì mong muốn, Ja Ka Thaut làm vua Po Mưh Taha rất hai lòng.

Champa-Panduranga và những chuyển biến thời vua Po Rome

Ngay tức khắc, vua Po Rome đã có những chính sách điều chỉnh đất nước theo hướng phát triển. Ngài đã mở rộng ngoại giao với các nước lân bang với Cao Miên, Đại Việt, Chân Lạp. Đặc biệt là chú trọng liên kết chặt chẽ với các nước có liên hệ với Champa từ trước như Indonesia, Malaysia … 

Thế là một đám cưới linh đình giữa cô công chúa xinh đẹp và chàng trai tài ba được diễn ra. Vài năm sau, do tuổi già sức yếu vua Po Mưh Taha đã truyền ngôi lại cho Ja Ka Thaut vào năm 1627. Ja Ka Thaut lên ngôi, lấy hiệu là Po Rome, chính thức trị vì Champa.

hôn nhân Vua Po Rome và công nữ Ngọc Khoa
Ảnh minh họa: Jamen Ivan

Việc thắt chặt mối liên hệ này không biết phải vì mục đích cầu viện hay không? Thế nhưng, trong những năm vua Po Rome thắt chặt tình hữu nghị, Champa có nhiều bước tiến vượt bậc. Từ một vương quốc dần thu hẹp lãnh thổ vì chiến tranh với Đại Việt, Chân Lạp và Xiêm La, nay trở thành mối lo rất đáng ngại.

Cũng trong thời gian này, vua Po Rome nên duyên với người vợ thứ hai là thứ hậu Bia Than Can – người gốc Êđê. Việc lấy người vợ thứ hai này là do hoàng hậu chánh thất Bia Than Cih không thể sinh con. Để duy trì nòi giống, vua Po Rome đã quyết định lấy Bia Than Can.

Tình hình lúc này, tình hình giữa hai tập đoàn chúa Trịnh đàng ngoài và chính Nguyễn đàng trong có nhiều phức tạp. Hai bên thường xuyên giao tranh. Đáng chú ý hơn, lúc ngày chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên chính thức xưng vương. Tình hình ngày thường đã căng thẳng này càng căng thẳng hơn.

Khác với những đời chúa trước, chúa Sãi suy tính rất nhiều về việc mở rộng bờ cõi về phương Nam. Tuy nhiên, lúc này dưới thời vua Po Rome rất hưng thịnh. Đáng ngại về việc phải vừa đụng độ với chúa Trịnh đàng ngoài và Champa. Thế là một quyết sách đã được chúa Sãi thực hiện, đó là gả ái nữ cho vua Champa để thắt chặt tình hữu nghị.

Với Champa, trước tình hình này vua Po Rome cũng có phần lo sợ. Mặc dù dưới thời ông, binh hùng tướng mạnh, nhưng việc bị kẹt giữa Chân Lạp và tập đoàn chúa Nguyễn. Sẽ không tốt nếu xảy ra chiến tranh với bất cứ bên nào.

Tuy nhiên, mọi việc bỗng trở nên khác khi trong một lần, công nữ Ngọc Khoa (con gái thứ 3 của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Vương) cùng phái đoàn vào Champa buôn bán. Với sắc đẹp tuyệt trần, ngay từ lần đầu gặp, vua Po Rome đã bị cuốn hút.

Tháp Po Rome
Ảnh minh họa: Jamen Ivan

Nhận thấy được điều này, Sãi Vương đã nghĩ đến việc thắt chặt tình hữu nghị hai nước bằng việc gả Ngọc Khoa cho vua Po Rome. Để tranh thủ, Sãi Vương đã gửi lời đề nghị tới vua Po Rome.

Nhận được tin, nhiều đại thần, tướng lĩnh Champa không đồng tình. Ai cũng khuyên vua Po Rome không nên thực hiện. Tuy nhiên, trước tình thế phức hiện tại, thêm phần bị sắc đẹp Ngọc Khoa chiếm lĩnh suy nghĩ, Po Rome đã đồng ý. 

Năm 1631, cuộc hôn nhân mang tính lịch sử giữa Champa và tập đoàn chúa Nguyễn đàng trong diễn ra. Công nữ Ngọc Khoa được gả về Champa cho vua Po Rome và chính thức trở thành thứ hậu thứ hai gọi Bia Ut (thứ hậu Yuôn). Biến cố Champa cũng đến từ đây.

Cuộc chiến giữa Champa và chúa Nguyễn ở Đàng trong

Vua Porome
Tượng vua Po Rome được đồng bào Chăm thờ tại tháp Po Rome. Ảnh: NTO

Cho đến nay, chưa sử sách hay nhà nghiên cứu sử học nào có thể nói rõ, trước khi về làm dâu Champa, Sãi Vương Phúc Nguyên đã âm thầm dặn dò gì cho công nữ Ngọc Khoa. Thế nhưng, khi về đất khách, hoàng gia Champa đã có nhiều xáo trộn về mặt chính trị.

Theo lời kể trong sự tích cây Kerk (cây có gỗ tốt để đóng thuyền chuyến, được xem là cây hộ mệnh của người Chăm): “Bia Ut Yuôn (công nữ Ngọc Khoa) rất được vua Po Rome sủng ái. Sự sủng ái này đến nỗi trong khoảng thời gian ngắn Ngọc Khoa đã đẩy hoàng hậu chánh thất Bia Than Cih và thứ hậu Bia Than Can vào hậu cung. Làm được điều này là do nhan sắc của Ngọc Khoa thêm vào đó là vẻ quá duyên dáng và sự thông minh của mình.”

Thời gian sau, không biết vì lí do gì mà Bia Ut Yuôn sinh bệnh và không có ai có thể chữa trị được. Bia Ut Yuon nói với Po Rome rằng. nàng bị thần Krek quấy phá, làm sinh bệnh; và chỉ có cách chặt cây Krek thì nàng mới khỏi bệnh.

Vì quá yêu thương Ngọc Khoa, vua Po Rome đã xuống lệnh chặt cây Krek trong cung. Nhiều đại thần đã ngăn cản, vì đây cây hộ mệnh của vương quốc nhưng Po Rome không nghe. Theo lệnh vua, binh lính dùng rìu chặt cây Krek thì cây phun ra những tia máu giết chết ngay tại chỗ.

Ngay lúc này, bệnh tình Bia Ut Yuôn càng nặng hơn. Quá tức tối,vua Po Rome đã rút gươm chặt đổ cây Krek. Vua chặt đúng ba nhát thì cây Krek đổ xuống nhưng lạ thay thân cây vang than khắp trời và máu trong thân chảy ra suốt bảy ngày bảy đêm.

Đó là trong sự tích. Riêng thực tế thì ngay khi cưới Ngọc Khoa về, Po Rome thực hiện nhiều chính sách ngoại giao với các nước mong cầu viện giúp đỡ để tái chiếm lại đất đai bị Đại Việt xâm chiếm. Biết được điều này, Ngọc Khoa đã âm thầm mật báo về chúa Nguyễn. 

Sau thời Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên, người được truyền ngôi chúa lúc này là Nguyễn Phúc Tần. Khi nhận được tin báo, Nguyễn Phúc Tần đã phát động cuộc chiến với Champa. Hai bên giao tranh trong vài năm liền, Champa và quân chúa Nguyễn đều có những tổn thất nhất định.

Riêng với sử sách Chăm thì có đề cập: “Dưới thời Po Rome có 2 tướng Chăm Hồi Giáo rất tài, nhiều lần chiến thắng quân chúa Nguyễn. Tuy nhiên, do nhiều lần khuyên cang vua Po Rome về việc chém Ngọc Khoa không được nên hai vị tướng này đã bất mãn bất mãn bỏ đi.”

Qua điều này có thể thấy rằng, trong cuộc chiến với chúa Nguyễn, đã có một số tướng lĩnh bất mãn với vua Po Rome. Và điều này đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng khi trọng một trận chiến tại khu vực Nha Trang đến sông Phan Rang. Po Rome đã thua trận trước cai cơ Hùng Lộc – vị tướng tài của chúa Nguyễn Phúc Tần.

Như bao kết cục khác, vua Po Rome bị bắt và  nhốt vào rọ giải về Huế. Trên đường về, vì muốn giữ nguyên khí của một vị chiến tướng, một vị vua đứng đầu Champa. Ngài đã tự kết liễu cuộc đời mình.

Khi biết tin, quân dân Chăm trong vùng phẩn uất thứ hậu Bia Ut Yuôn. Họ cho rằng, chính Ngọc Khoa đã mê hoạch Po Rome, là người tình báo cho chúa Nguyễn đem quân đánh Champa. Họ thi nhau đi tìm Po Bia, nhưng Ngọc Khoa đã thắt cổ tự tử tại Ga Ta Bui (Ga Tháp Chàm ngày nay). Điều này được ghi chép nhiều trong sử liệu của Chăm, nhất là truyền thuyết cây Krek.

Sau khi Po Rome tử trận, người em trai cùng mẹ khác cha trên Po Nraup (1652-1653) tức là Po Nroup đã thay anh lên làm vua 1 năm. Năm sau chúa Nguyễn cho triệu hồi Po Nroup về Huế, cùng đi với vua còn có vài quan cận thần Chăm, mang theo nhiều vàng bạc châu báu hộ thân. Đến Huế vua Po Nroup bị chúa Nguyễn giam lỏng 6 tháng và hoàn toàn bị kiểm soát.

Để thoát khỏi sự giam lỏng, vua Po Nroup và đã nhờ một vị cận thần thân tín của chúa Nguyễn tâu xin và được tha trở về. Lời cầu xin được chấp nhận, vua Po Nroup trở lại quê hương và sống trong lòng dân tộc Chăm. Sự kiện này được truyền tụng về Po Nroup bị bắt và tha về trong dòng tộc đời đời nhắc nhở nhau mãi mãi.

Sau chuỗi sự kiện nói về cuộc đời và sự nghiệp về vua Po Rome. Một điều thấy rõ ràng, Po Rome có lẽ là vị vua cuối cùng của Champa, giữ vững được nền độc lập tự chủ đối với Đại Việt. Ông là người đã dung hợp giữa 2 tôn giáo Bà La Môn và Hồi Giáo thành tập tục Chăm Avar Ahier thắt chặt tình đoàn kết như hiện nay.

Cảm phục và ghi ơn đến vị vua anh minh, tài ba của đất nước. Nhân dân Champa đã xây dựng một đền tháp mang tên ngài. Là nơi thờ cúng linh hồn, hóa thân vị vua có nhiều công lao trong cuộc đời trị vị đất nước của mình.

Bài viết sơ lược về hôn nhân Vua Po Rome và công nữ Ngọc Khoa chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành để bài viết được hoàn thiện hơn. Trân trọng!

Blogger: Kafin (chàng trai yêu văn hóa Chăm)

Về Ninh Thuận Review

NINHTHUANREVIEW.COM - Cổng Thông Tin Du Lịch Ninh Thuận Trực Tuyến: một Website địa phương ra đời như một người bạn muốn cung cấp những thông tin cần thiết cho du khách đang tìm kiếm thông tin Du Lịch Ninh Thuận một cách chân thật và chính xác nhất.

Đọc thêm

Quán Dê Ninh Thuận 2

Top 6 Quán Thịt Dê Ninh Thuận ngon nhất XEM NGAY

Bạn đã từng thưởng thức và yêu thích Thịt Cừu thì Thịt Dê Ninh Thuận …

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *